VÌ SAO IEG I-LEARNING KHÁC BIỆT?
LẤY GIÁO DỤC LÀM GỐC
Không như những hệ thống e-Learning hiện nay, IEG phát triển nền tảng I-LEARNING trước tiên là lấy giáo dục làm gốc, thay vì đặt công nghệ lên trước. Dựa trên nghiên cứu khoa học và giáo dục chuyên sâu về các phương pháp học tập khai phóng tư duy và tìm hiểu tri thức, I-LEARNING xây dựng và không ngừng bổ sung kho học liệu, bài tập và dự án mở rộng. Tất cả xoay quanh phương pháp tiếp cận và phát triển kiến thức chuyên sâu, tư duy tích hợp ngôn ngữ, nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực học tập trọn đời, bên cạnh năng lực ngôn ngữ. Các chức năng công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ, chứ không phải thay thế, cho những phương pháp giáo dục.
TÍCH HỢP KHÔNG THAY THẾ
Hệ thống I-Learning của IEG được phát triển song song và tích hợp với chương trình học trực tiếp trên lớp học, không mang tính chất thay thế. Học sinh không phải lựa chọn học "online" hay "offline". Thay vào đó, học sinh sẽ được tham gia vào một chương trình học tích hợp và hệ thống để mở rộng cơ hội, trải nghiệm học tập để việc học không chỉ gói gọn ở trên lớp. Học sinh sẽ xây dựng thói quen học tập chủ động trước - trong - sau mỗi giờ lên lớp, tiếp cận được với nhiều nguồn tài liệu đa dạng phong phú và theo những phương pháp dạy - học nền tảng, chuyên sâu của IEG.
TÍNH TƯƠNG TÁC CAO
IEG I-Learning giúp gia tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh, hỗ trợ giáo viên theo dõi được tiến độ hoàn thành, chất lượng sản phẩm, tiến độ học tập và mức độ tiến bộ của học sinh không chỉ qua một khóa học mà còn qua nhiều năm. Giáo viên sẽ có cái nhìn tổng thể sự thay đổi và phát triển của học sinh xuyên suốt một thời gian dài, qua những hình thức thể hiện năng lực khác nhau. Hệ thống vừa đảm bảo xây dựng năng lực ngôn ngữ chuẩn quốc tế, vừa phát triển sự sáng tạo - cá thể hóa cho mỗi học sinh theo đúng triết lý giáo dục của IEG.
TÀI LIỆU HỌC TẬP ĐƯỢC CẬP NHẬT LIÊN TỤC
Nguồn học liệu, bài tập thực hành và dự án học tập được cập nhật, mở rộng và đào sâu liên tục (hàng tháng). Những diễn biến của thế giới, xã hội và cuộc sống ở nhiều phương diện, lĩnh vực được cập nhật thường xuyên, giúp học sinh có thể kết nối việc học với thực tế cuộc sống. Vì vậy, việc học ngôn ngữ không chỉ dừng ở ngôn ngữ, mà học sinh còn được tìm hiểu ý nghĩa thật sự sau mỗi điều mình học. Khi lớp học liên tục "bước ra" thế giới, học sinh luôn được thử thách với những điều mới mẻ, vượt giới hạn, tránh sự nhàm chán và tự phụ về năng lực của bản thân.